6 chi tiết không thể bỏ qua khi dọn dẹp, làm sạch phòng bếp

Kiến Vàng Chính hãng

Phòng bếp thường là nơi được ghé thăm nhiều nhất trong nhà, là nguồn lửa sưởi ấm cho cả gia đình. Hầu hết mọi người đếu quen với vẻ ngoài của nó mà không nhận thấy được có những chi tiết nhỏ có thể phá hỏng không gian này. Hãy cũng tham khảo ngay 6 chi tiết không thể bỏ qua khi dọn dẹp, làm sạch phòng bếp để khiến gian bếp của bạn luôn sạch sẽ như mới nhé.

Lưu trữ trên bề mặt mở

Việc lưu trữ vật dụng, đồ khô và những thứ nhỏ bé khác trong một phòng bếp lớn chỉ là chuyện nhỏ. Tuy nhiên, đối với căn phòng có diện tích khiêm tốn, đây lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Giải pháp lý tưởng nhất là hãy để mọi thứ trong tầm mắt thông qua hệ kệ mở gắn tường. Lưu ý, nên trữ đồ khô hoặc gia vị trong lọ kín để bảo vệ chúng khỏi bọ và sâu bướm. Ngoài ra, bạn có thể chia ngăn kéo lưu trữ thành các ô khác nhau để dễ dàng lấy/cất món đồ mình cần.

Với hệ kệ mở trong phòng bếp, bạn cần sắp xếp mọi thứ gọn gàng, quy cũ để không ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ chung.
Với hệ kệ mở trong phòng bếp, bạn cần sắp xếp mọi thứ gọn gàng, quy cũ để không ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ chung.

Bát đĩa

Chén đĩa bị hỏng nên được sửa chữa, phục hồi hoặc vứt đi bởi chúng sẽ ảnh hưởng tới mỹ quan chung của phòng bếp. Chưa kể, các vết rạn nứt này có thể là cơ hội để bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào món ăn của bạn. Đây là lý do tại sao các quy tắc phục vụ công cộng luôn nghiêm cấm sử dụng bát đĩa, cốc chén bị nứt.

Ngoài ra, hãy chắc chắn loại bỏ những đồ nhựa bị trầy xước, mất vẻ ngoài hoàn hảo, bát bị cháy men và đồ dùng nhà bếp bằng gỗ cũ. Muôi, thìa trộn cần được thay mới thường xuyên.

Vật dụng nhà bếp bằng gỗ cũ nên được thay mới.
Vật dụng nhà bếp bằng gỗ cũ nên được thay mới.

 Bồn rửa

Để tránh tình trạng phải rửa vô số bát đĩa sau mỗi lần nấu nướng, dùng bữa, bạn hãy đếm xem có bao nhiêu bộ đĩa, thìa và dĩa mà gia đình bạn cần dùng rồi loại bỏ phần thừa còn lại. Bằng cách này, bạn sẽ không bị cám dỗ lấy một cái đĩa mới ra dùng thay vì rửa cái bẩn trong bồn rửa bát.

Sau khi rửa bát hoặc nấu ăn, bồn rửa cần được làm sạch và tốt nhất là lau khô bằng khăn giấy. Các mảnh vụn thức ăn cũng như môi trường ẩm ướt trong bồn rửa là nơi nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Vậy nên, hãy đảm bảo làm sạch bồn rửa 2-3 lần một tuần bằng chất tẩy rửa nhà bếp chuyên dụng.

Cần làm sạch bồn rửa và lau khô bằng giấy ăn sau mỗi lần nấu nướng, rửa chén bát.
Cần làm sạch bồn rửa và lau khô bằng giấy ăn sau mỗi lần nấu nướng, rửa chén bát.

Lưu trữ chất tẩy rửa 

Hiện nay, trong các căn hộ chung cư nhỏ, máy giặt thường được đặt gọn gàng một góc trong phòng bếp. Cạnh máy giặt sẽ có nhiều chất tẩy rửa, giặt giũ khác nhau như bột giặt, nước xả vải, thuốc tẩy… Không chỉ có mùi mà những chất này có thể gây hại khi bạn hít phải chúng. Bạn hoàn toàn có thể cất gọn những thứ này vào khu vực phía dưới bồn rửa bát. Tuy vậy, nơi này thường có rất ít không gian vì thùng rác và các sản phẩm làm sạch nhà bếp cũng được lưu trữ ở đó.

Nếu thùng rác nhỏ hoặc nằm ở một nơi khác, bạn có thể lắp đặt lan can mỏng dưới bồn rửa và treo chai lọ, bình phun xịt, bàn chải, găng tay, giẻ lau trên đó. Theo đó, bạn sẽ có thêm không gian để lưu trữ bột giặt, thuốc tẩy, nước xả vải…

Cách để bạn lưu trữ các chất tẩy rửa dùng cho nhà bếp, phòng giặt.
Cách để bạn lưu trữ các chất tẩy rửa dùng cho nhà bếp, phòng giặt.

Bàn bếp

Khăn ăn, túi trà, bát đường, gia vị còn sót lại và nhiều thứ nữa hiện diện trên bề mặt bàn bếp sẽ khiến không gian chức năng này trở nên bừa bộn, mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta đã quá quen với điều này khi nó luôn diễn ra như thế mỗi ngày.

Sau khi dùng bữa, thức ăn thừa nên được cất trong hộp/lọ nhỏ và đậy kín. Bánh quy, bánh mì cần được lưu trữ trong các lưu trữ chuyên dụng. Tất cả các món ăn kèm nên được đặt ở vị trí thích hợp. Ngoài ra, hãy thường xuyên kiểm tra sự sạch sẽ của máy xay tiêu, muối hay chén đường. Điều này sẽ khiến bạn mất chút thời gian nhưng kết quả mà nó mang lại hoàn toàn xứng đáng.

Đảm bảo bề mặt bàn bếp luôn gọn gàng, sạch sẽ sau mỗi lần nấu nướng.
Đảm bảo bề mặt bàn bếp luôn gọn gàng, sạch sẽ sau mỗi lần nấu nướng.

Miếng bọt biển và giẻ lau

Đây là hai thứ bắt buộc phải có trong bất kỳ nhà bếp nào. Hãy sắm một hộp đựng đẹp cho miếng bọt biển phòng bếp. Trong khi đó, giẻ lau luôn phải được phơi phóng hoặc sấy khô và thay đổi thường xuyên. Bạn cũng có thể xem xét việc điều chỉnh vị trí dưới mép bồn rửa, tạo một hốc nhỏ ở đó để lưu trữ chúng. Các nghiên cứu cho thấy, 86% bọt biển và giẻ lau có chứa men và nấm mốc. Theo các chuyên gia, bạn nên thay đổi miếng bọt biển không dưới một lần một tuần.

Miếng bọt biển, giẻ lau cần được làm sạch, sấy khô và thay mới thường xuyên.
Miếng bọt biển, giẻ lau cần được làm sạch, sấy khô và thay mới thường xuyên.

Nếu bạn có những thủ thuật, mẹo nhỏ khác để giữ cho phòng bếp luôn sạch sẽ, thoáng đẹp, hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!