10 dấu hiệu trên bàn chân cảnh báo sức khỏe của bạn

Kiến Vàng Chính hãng

Bàn chân không chỉ là bộ phận nâng đỡ cơ thể mà còn kết nối với các cơ quan khác bên trong. Vì vậy, nếu bàn chân có dấu hiệu thay đổi thì đó có thể sự cảnh báo về vấn đề sức khỏe của bạn. Hãy cùng Kiến Vàng tìm hiểu về 10 dấu hiệu phổ biến trong bài viết sau nhé!

Hình dạng bàn chân bẹt

Lòng bàn chân thông thường sẽ có cấu tạo vòm và có thể thấy dễ dàng khi đặt trên mặt sàn phẳng. Nếu bàn chân có hình dáng bẹt (lòng bàn chân phẳng lì khi đặt trên sàn nhà) thì nguyên nhân có thể là do dị tật bẩm sinh, viêm khớp, thấp khớp, béo phì hoặc vấn đề về thần kinh. 

Do cấu tạo bẹt nên bàn chân bẹt sẽ gây các cơn đau đến gót chân, cổ chân, ảnh hưởng đến khả năng đi lại bình thường. Bàn chân bẹt cũng khiến ngón cái có cấu trúc bất thường và gây viêm cân gan bàn chân, gai gót chân,…

Do cấu tạo bẹt nên bàn chân bẹt sẽ gây các cơn đau đến gót chân, cổ chân
Do cấu tạo bẹt nên bàn chân bẹt sẽ gây các cơn đau đến gót chân, cổ chân

Chân bị nóng rát

Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc bị tổn thương thần kinh ngoại biên sẽ thường gặp hiện tượng nóng rát ở bàn chân. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng nóng rát ở bàn chân gồm có: bệnh thận mãn tính, thiếu vitamin B, suy giáp hoặc bệnh động mạch ngoại biên.

Chân bị lạnh buốt

Đôi bàn chân lạnh thường xuyên thì có khả năng cao là máu đang lưu thông kém. Nếu bạn ấn ngón tay vào phần thịt dưới ngón chân thì đôi chân khỏe mạnh sẽ khôi phục màu sắc ban đầu nhanh chóng. Ngược lại, chân đang bị lạnh hoặc gặp vấn đề về lưu thông máu sẽ bị tím tái, màu sắc kém hồng hào.

Đôi bàn chân lạnh thường xuyên thì có khả năng cao là máu đang lưu thông kém
Đôi bàn chân lạnh thường xuyên thì có khả năng cao là máu đang lưu thông kém

Thường xuyên bị chuột rút

Chuột rút là hiện tượng phổ biến và sẽ biến mất sau khi bạn thực hiện động tác duỗi thẳng và xoa bóp. Tuy nhiên, nếu thường xuyên gặp hiện tượng này thì có thể việc lưu thông máu đang có vấn đề.

Bên cạnh đó, dây thần kinh bị chèn ép cũng có thể dẫn đến chuột rút. Bạn hãy tìm cách bổ sung nước, chất điện giải và các khoáng chất như kali, magie và canxi để phần nào hạn chế hiện tượng này. 

Thường xuyên bị đau chân

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bị đau chân mà không rõ nguyên nhân thì rất có thể là do tình trạng “gãy xương do mỏi”, xuất hiện những vết nứt nhỏ ở xương. Tình trạng này thường xảy ra do vận động cường độ cao ở các môn thể thao. Ngoài ra, nếu bị loãng xương thì bạn sẽ dễ gặp phải hiện tượng này hơn.

Bàn chân và bắp chân bị phù

Bàn chân và bắp chân bị phù đôi khi có thể do bạn đứng quá lâu nhưng cũng có thể xuất phát từ những vấn đề sau:

  • Bệnh tim mạch: Khiến cho máu tụ lại tại bàn chân và bắp chân.
  • Vấn đề về mạch máu: Các mạch máu có thể bị tắc nghẽn và không đẩy được máu đi và khiến máu tụ lại tại chân.
  • Vấn đề với hệ bạch huyết: Sự tắc nghẽn hệ bạch huyết thì sẽ gây ra phù ở chân và tay.
  • Vấn đề về gan: Do gan không tạo đủ các protein của máu.
Bàn chân và bắp chân bị phù
Bàn chân và bắp chân bị phù

Da bàn chân khô, nứt nẻ

Những hoạt động như chạy nhảy, đi bộ chân trần cũng có thể khiến hình thành các vết chai, tuy nhiên nếu da bàn chân khô nứt nặng và gây khó chịu thì có thể là do một số bệnh như viêm da, vảy nến, eczema, chứng dày sừng, nhiễm nấm.

Nếu bàn chân bạn có mùi bên cạnh việc bị khô, nứt nẻ thì khả năng cao bạn đã bị nhiễm nấm. Điều này khiến phần da giữa các ngón chân và gan bàn chân bị ngứa, cảm giác châm chích nhức nhối, nứt nẻ và khô.

Thay đổi bất thường ở móng chân

Một biểu hiện dễ thấy ở móng chân cần chú ý đó là bị ngả vàng và dễ gãy. Điều này có thể do lạm dụng sơn móng hoặc bạn đang bị nhiễm nấm móng chân – có thể dẫn đến một số bệnh da liễu.

Ngoài ra nếu chân không bị chân thương mà móng chân lại xuất hiện những mảng tối hoặc sẫm màu thì hãy đi khám sớm nhất có thể vì đây là dấu hiện của ung thư da.

Lòng bàn chân xuất hiện nhiều mạch máu

Khi chức năng gan bị suy giảm, sự lưu thông máu sẽ kém hơn dẫn đến sự gia tăng mạch máu của bàn chân. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần chú ý đi khám để bảo vệ sức khỏe gan.

Ngoài ra, nếu phụ nữ thấy có nhiều nếp nhăn sâu ở hai bên ngón chân hoặc có những biểu hiện giống như lỗ kim thì hãy cảnh giác với sự xuất hiện của các bệnh phụ khoa như rối loạn nội tiết, kinh nguyệt không đều,…

Lòng bàn chân xuất hiện nhiều mạch máu
Lòng bàn chân xuất hiện nhiều mạch máu

Màu sắc lòng bàn chân bất thường

Vì trong lòng bàn chân có rất nhiều huyệt quan trọng kết nối với các cơ quan nội tạng nên từ màu sắc bàn chân bạn có thể nhận định được các cảnh báo về sức khỏe như:

  • Lòng bàn chân có màu xanh: Cơ thể thuộc tính hàn, dễ bị lạnh chân vào mùa đông hoặc toát mồ hôi lạnh vào mùa hè.
  • Lòng bàn chân có màu quá đỏ: Cơ thể đang bị nóng trong, nên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng giải độc, mát gan để cải thiện.
  • Lòng bàn chân có màu vàng: Có thể đang mắc bệnh gan.
  • Lòng bàn chân có màu đen hoặc tím: Do máu đang không lưu thông tốt.
  • Lòng bàn chân có màu trắng: Cơ thể bị thiếu máu, suy nhược hoặc có tính hàn.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được các dấu hiệu trên bàn chân cảnh báo sức khỏe. Nếu có thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới nhé!