Theo phong tục của người Việt Nam từ xưa đến nay khi xây dựng nhà mới, sửa nhà không thể thiếu nghi lễ cúng động thổ. Nếu bạn chưa biết lễ vật cúng sửa nhà gồm những gì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Kiến Vàng Chuyển Nhà.
Mục lục
Ý nghĩa của nghi lễ cúng động thổ
Đất đai thường có ông thần thổ địa cai quản bởi vậy khi làm nhà hay bất cứ việc gì liên quan đến đất đai thường phải làm một mâm cúng thổ địa để xin phép được đào móng xây nhà trên phần đất đai.
Mặt khác làm nhà là việc trọng đại của cả đời người nên gia chủ dâng lễ vật cúng sửa nhà với mong muốn các thành viên sống trong ngôi nhà mới sẽ được bình an, sức khoẻ, hạnh phúc, công việc thuận lợi như ý.
Chọn ngày và lễ vật làm mâm cúng động thổ
Như đã nói ở trên làm lễ cúng động thổ để bắt đầu xây dựng một ngôi nhà rất quan trọng nên cần chọn ngày đẹp. Làm vào ngày tốt sẽ giúp gia chủ có sự khởi đầu thuận lợi. Cách chọn ngày đẹp có thể dựa vào phương pháp loại trừ hoặc tham khảo ý kiến các thầy.
Tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh của từng người mà có thể làm mâm cúng động thổ to nhỏ khác nhau, cúng mặn hoặc cúng chay, điều này không quan trọng mà quan trọng là sự thành tâm của gia chủ. Thông thường lễ vật cúng sửa nhà, xây nhà mới cần chuẩn bị:
– Một con gà luộc (Nên chọn gà trống, chân và mỏ đều vàng, mình vàng).
– Ba quả trứng luộc
– Ba con tôm luộc.
– Một miếng thịt luộc (thịt lợn).
– Một chén gạo.
– Một chén muối.
– Ba ly nước trà.
– Một cốc rượu trắng.
– Hai cây đèn cầy.
– Một dĩa ngũ quả.
– Một bình hoa (nên chọn hoa cúc và một vài nhành hoa khác).
– Một đĩa bánh kẹo + Giấy tiền vàng mã.
– Một bó nhang
Các bước thực hiện lễ cúng động thổ
Bước 1: Chuẩn bị mâm cúng động thổ
Đặt một chiếc bàn ở vị trí chuẩn bị đào móng xây nhà, lưu ý chọn chỗ đất bằng phẳng, khô ráo. Đặt các lễ vật đã chuẩn bị lên bàn sao cho thật gọn gàng, đẹp mắt. Lưu ý lễ cúng động thổ phải do chính gia chủ thực hiện nếu không thì nhờ thầy cúng.
Bước 2: Làm lễ
Gia chủ đốt 3 nén hương đặt trên mâm lễ. Tiếp đó vái tứ phương, tám hướng và đến trước mâm lễ cúng vái lạy ba lần rồi đọc bài khăn khấn động thổ. Các thành viên khác trong gia đình có thể ngồi cùng với gia chủ khấn lạy.
Bước 3: Hoá vàng
Khi làm lễ xong cũng là lúc hương gần tàn, gia chủ vái lạy 3 lần trước mâm cúng động thổ rồi hóa vàng. Lưu ý khi hoá vàng bài văn khấn cũng sẽ được hoá cùng. Tiếp đó mang đĩa đựng gạo và muối rắc quanh khu vực chuẩn bị làm lễ động thổ xây nhà. Như vậy là bạn đã vừa làm xong lễ cúng động thổ.
Những lưu ý khi làm lễ động thổ
Khi chuẩn bị mâm cúng động thổ cũng như trong quá trình làm lễ động thổ để mọi việc được thuận lợi, suôn sẻ cần lưu ý những điều sau:
- Gia chủ quần áo chỉnh tề trước khi làm lễ. Sau khi cúng xong hãy động thổ tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng.
- Ngay sau đó tốp thợ đào móng có thể tiến hành công việc.
- Lưu ý những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hoang Ốc thì không nên làm nhà.
- Khi động thổ: người mượn tuổi thay gia chủ khấn vái và động thổ như trên. Lúc này gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên, sau khi hoàn tất việc động thổ xong mới trở về.
- Các kỳ đổ mái tầng 1, tầng 2… và tầng cuối cùng, người mượn tuổi vẫn tiếp tục dâng hương, khấn lễ, gia chủ vẫn phải lánh mặt lúc làm lễ.
Như đã nói ở trên mâm cúng động thổ to nhỏ không quan trọng mà quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ. Chúc các bạn có lễ động thổ thuận lợi và sớm hoàn thành được ngôi nhà mơ ước của gia đình.