Khi tham gia giao thông, đèn giao thông chuyển tín hiệu màu vàng rất nhiều bạn có thói quen cố nhấn ga để khỏi phải dừng đèn đỏ. Tuy nhiên theo luật bạn làm vậy là hoàn toàn sai, đấy là chưa kể có trường hợp còn gây tai nạn giao thông. Hôm nay, Kiến Vàng Chuyển Nhà sẽ hướng dẫn bạn tham gia giao thông khi thấy đèn vàng sao cho đúng luật và an toàn nhất. Hãy theo dõi để có thêm thông tin nhé.
Mục lục
3 loại đèn tín hiệu giao thông
Người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông thường thấy 3 loại đèn chính là: Đèn xanh, đèn vàng và đèn đỏ. Tương ứng với mỗi loại đèn sẽ có những quy định riêng đòi hỏi người tham gia giao thông phải chấp hành. Thường khi học luật giao thông bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể:
- Tín hiệu đèn xanh: Người tham gia giao thông được phép đi.
- Đèn vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ
- Đèn đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi
Trường hợp các tài xế thấy bố trí nhiều hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở cùng một đoạn đường thì cần tuân thủ hiệu lệnh theo thứ tự như ưu tiên lần lượt như sau:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
- Hiệu lệnh của biển báo hiệu.
- Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
Hướng dẫn tham gia giao thông khi thấy đèn vàng từ ngày 1/11/2016
Từ ngày 01/11/2011, thông tư 06/2016/TT-BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành và có hiệu lực. Theo đó người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông phải dừng trước sơn “ Vạch dừng xe”. Hoặc có thể dừng phía trước của đèn tín hiệu ở phía đường mà bạn sẽ di chuyển tiếp theo.
Trường hợp thấy đèn tín hiệu vàng nhấp nháy là báo hiệu người tham gia giao thông được phép đi. Tuy nhiên cần phải thận trọng quan sát hai bên đường, vì theo quy định của luật, trường hợp này người điều khiển phương tiện vẫn phải ưu tiên nhường đường cho người đi bộ sang đường.
Những quy định cho người tham gia giao thông khi thấy đèn vàng
Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 06/2016/TT-BGTVT, bắt đầu từ 1/11/2016, khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Thông tư số 6/2016/TT-BGTVT ngày 8/4/2016 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ đã đưa ra quy chuẩn quy định mới về hệ thống đèn tín hiệu giao thông.
Quyết định QCVN 41:2016/BGTVT cũng hướng dẫn tham gia giao thông khi thấy đèn vàng. Theo đó quy định rõ trong trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
Mức phạt khi vi phạm tín hiệu đèn giao thông
Dựa trên những hướng dẫn tham gia giao thông khi thấy đèn vàng cụ thể thì tại điểm a, khoản 5, điều 5, nghị định 46/2016/NĐ-CP và điểm c, khoản 4, điều 6, nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định rõ về mức phạt đối với người tham gia giao thông khi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông
- Trường hợp là xe ô tô, người điều khiển sẽ bị phạt từ 1,2 – 2 triệu đồng
- Trường hợp là xe máy, người điều khiển sẽ bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng.
Trên đây những hướng dẫn tham gia giao thông khi thấy đèn vàng. Các bạn nhớ tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người các bạn nhé.