Rằm tháng 7 là một trong những ngày Rằm lớn nhất trong năm của người Việt, tháng 7 là tháng mà các linh hồn được ân xá trở về với dương gian và cũng là tháng vu lan báo hiếu bày tỏ lòng biết ơn đối với công sinh thành của các bậc cha mẹ. Là một ngày lễ quan trọng nên việc chuẩn bị mâm cỗ cũng Rằm tháng 7 cũng là một việc cần được chú ý và chăm chút tỉ mỉ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm thàng 7 đầy đủ và dễ nhớ nhất.
Mục lục
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7
Rằm tháng 7 thường bao gồm 3 lễ sau: Cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Mỗi lễ cúng sẽ bao gồm những món khác nhau và các tiêu chuẩn điều kiện khác nhau.
Cúng bàn Phật
Bàn Phật thường là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật, là ngày lễ Vu Lan báo hiếu nên bàn lễ cúng Phật cần được chú ý
Đối với cúng bàn Phật bạn cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật và thường nên cúng vào ban ngày. Sau khi cúng, thường gia đình sẽ thụ lộc ngay tại nhà.
Cúng trong nhà
Cúng trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên thường sẽ chuẩn bị mâm cúng mặn đầy đủ. Mâm cúng này là mâm cúng quan trọng nhất nên các món ăn cần chuẩn bị tươm tất và đa dạng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn tổ tiên
Mâm cúng mặn thường bao gồm các món như xôi, gà luộc, món xào, rau củ luộc, canh, cơm,…kèm theo trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nến, vàng mã, nhang hương và cả những vật dụng cho người cõi âm bằng giấy để đốt cho tổ tiên.
Cúng ngoài trời
Cúng ngoài trời còn được gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn với mục đích phân phát, bố thí cho những cô hồn không thân thế, không nơi nương tựa, vật vờ ngoài đường mà không có gia đình để về. Lễ cúng thường được thực tiện vào chiều tối ngày 14/7 hoặc ngày 15/7 âm lịch do quan niệm từ xa xưa đây là khoảng thời gian các cong hồn trên đường trở về địa ngục rất cần đến đồ ăn tiếp tế sau bao nhiêu ngày bị giam hãm dưới địa ngục
Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm những vật lễ như sau
- Muối gạo (sẽ được rắc ở vỉa hè trước nhà hoặc rải ở bốn phương tám hướng quanh nhà sau khi cúng xong)
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
- Hoa quả (5 loại 5 màu khác nhau)
- Các loại bỏng ngô, bánh kẹo, màu sắc sặc sỡ
- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc khác nhau
- Tiền trần (thường là tiền lẻ) và vàng mã
- Nước, nhanh và nến
Lưu ý rất quan trọng khi cúng cô hồn nên cúng chay bởi vì theo quan niệm dân gian cúng đồ mặn sẽ khơi dạy lòng tham, sân, si của các vong hồn sẽ ảnh hưởng không tốt
Mâm cúng thường sẽ được đặt ngoài trời, khi cúng tiền vàng sẽ được rải đều lên mâm cúng bên cạnh nhang, nến,…
Sau khi kết thúc lễ cúng, gạo và muối phải được rải ra sân và đường để bố thí cho các vong hồn quanh đấy sau đó dốt vàng mã
Chủ yếu ở miền Nam, ở một số gia đình người ta còn thực hiện tục giật cô hồn với quan niệm rằng có càng nhiều người đến giật thì càng có nhiều lộc và may mắn với gia đình. Các đồ cúng trong tục giật cô hồn đều có thể ăn uống bình thường mà không cần phải lo lắng gì cả
Trước khi kết thức buổi lễ, gia chủ sẽ mang mâm lễ cúng gồm tiền lẻ, bỏng ngô, bánh kẹo,.. ra ngoài đường để con trẻ tranh cướp nhau.
Một số lưu ý khi cúng Rằm tháng 7
- Mâm cúng Phật và gia tiên làm trong nhà
- Mâm cúng chúng sinh phải đặt ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà
- Mâm cúng Phật phải đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ, tiếp đến là mâm cúng thần linh và cuối cùng mà mâm cúng gia tiên.
Trên đây là cách chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7 đầu đủ và vô cùng dễ nhớ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7 đúng cách.