Đối với những loại tủ lạnh được sử dụng ở hầu hết các hộ gia đình hiện nay thì chỉ cần sau một khoảng thời gian sử dụng thì ngăn đá tủ lạnh sẽ xuất hiện một lớp bằng dày không những chiếm diện tích để đồ mà còn làm tủ hao tổn một lượng lớn điện năng. Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những mẹo rã đông tủ lạnh vừa đơn giản lại hiệu quả ngay sau đây giúp tủ lạnh nhà bạn luôn sạch sẽ và kéo dài tuổi thọ.
Mục lục
Tại sao cần phải rã đông tủ lạnh
Ở một số tủ lạnh model cũ, giá rẻ thì sau một thời gian sử dụng thường xuất hiện lớp băng tuyết bao phủ trên bề mặt ngăn đá. Nguyên nhân là do không khí trong tủ có độ ẩm cao không được thoát ra ngoài, khi gặp nhiệt độ thấp hơi nước sẽ đọng lại và gây thành tuyết đóng trên bề mặt
Phần lớp tuyết đóng trên bề mặt ngăn đá tủ lạnh sẽ làm tủ giảm công suất và lượng tiêu thụ điện năng tăng cao khiến cho chất lượng bảo quản thực phẩm không đảm bảo da hơi lạnh được thổi ra không đều và bị ngăn chặn bởi lớp tuyết dày
Ngoài ra lớp tuyết dày sẽ chiếm hết diện tích của tủ khiến tủ không bảo quản được nhiều thức ăn hơn và việc vệ sinh tủ cũng trở nên khó khăn hơn nhiều. Vì vậy cần rã đông tủ lạnh thường xuyên để bảo đảm sạch sẽ và tiết kiệm điện hơn cho gia đình của bạn.
Cách rã đông tủ lạnh an toàn và hiệu quả
Bước 1: Tắt ngăn đông
Bạn nên tắt bộ phận làm lạnh ở ngăn đông để cho đá lạnh dễ dàng tan chảy cũng như để đỡ hao tổn điện năng trong quá trình xả tuyết. Thực phẩm lạnh để chung với nhau trong môi trường cách nhiệt vẫn giữ được lạnh.
Bước 2: Lấy thực phẩm, đồ dùng trong ngăn đông ra
Lấy hết những thực phẩm lưu trữ trong ngăn đông ra ngoài , bạn có thể chuyển xuống ngăn mát tủ lạnh hoặc bỏ vào thùng giữ nhiệt để thức ăn vẫn được bảo quản trong quá trình vệ sinh tủ.
Bước 3: Gỡ các ngăn kéo khay đá
Dỡ các ngăn kéo khay đá ra bên ngoài và tổng dọn vệ sinh lại một lượt. Nếu chúng bị bám cứng vào trong phần tuyết thì đợi tuyết tan hết rồi hẵng lấy đi rửa dọn lại.
Bước 4: Tìm ống thoát nước và ngăn nước đọng
Một số tủ lạnh ở phần ngăn đông có lỗ thoát nước và được nối với ống riêng bên ngoài giúp bạn vệ sinh tủ lạnh mà không sợ bị nước đọng. Xác định vị trí của ống thoát nước, kéo nó ra và gắn vào một ống dài hơn nhằm dẫn nước ra khỏi ngăn đông một cách dễ dàng
Dùng báo hoặc giấy để thấm nước khi đá tan để tránh nước thấm vào tủ gây hỏng hóc hoặc chập điện.
Bước 5: Rã đông tủ lạnh
Rã đông tủ có rất nhiều cách khác nhau, bạn có thể sử dụng một vài cách gợi ý như sau:
- Chờ tuyết tan: Bạn có thể sử dụng sự chênh lệch nhiệt độ từ bên ngoài để làm tan đá, đây là cách làm truyền thống cho những người có nhiều thời gian và là cách làm an toàn nhất.
- Dùng máy sấy tóc: Nếu bạn không thể ngồi chờ cho tuyết tan một cách tự nhiên thì bạn có thể tác dụng nhiệt nhằm thúc đẩy quá trình rã đông xảy ra nhanh hơn. Cắm máy sấy vào ổ cắm khác so với tủ lạnh, hướng máy sấy vào xung quanh phần đá đông tuyết nhằm tác dụng nhiệt cho đá nhanh tan. Lưu ý giữ cho dây điện máy sấy cách xa phần nước rã đông để tránh giật điện hay nguy hiểm có thể xảy ra.
- Dùng quạt: Cách dùng này cũng tương tự như dùng máy sấy tóc, quạt giúp thổi không khí từ bên ngoài vào gây sự chệnh lệch nhiệt độ giúp đá tuyết dễ tan chảy ra hơn.
Bước 6: Gỡ các tảng băng ra
Khi tác động nhiệt vào phần băng đá một thời gian thì bạn có thể dụng tay để gỡ phần băng tuyết ra bằng khăn hoặc cây vét bột. Lưu ý không dùng vật nhọn như dao, kéo để cậy tảng băng vì chúng có thể khiến tủ lạnh hư hại hay rò rỉ khí gas.
Bước 7: Lau khô nước
Phần nước tan chảy còn đọng lại ở bề mặt cũng như thành tủ, bạn cần dùng khăn lau khô để tránh nước rò rỉ khắp nhà hoặc làm hỏng mất thiết bị điện.
Bước 8: Làm sạch tủ
Lau sạch tủ bằng khăn sạch, vệ sinh các khay đựng hoặc tấm phân chia ngăn sao cho sạch sẽ và để khô ráo.
Bước 9: Làm khô ngăn đông trước khi bật lại
Bạn nên dùng máy sấy hoặc khăn để làm khô ngăn đông hết mức có thể tránh ngưng đọng nước hay hơi nước để hạn chế tình trạng đóng tuyết trở lại.
Bước 10: Kiểm tra miếng đệm tủ
Miếng đểm là nơi giúp bạn đậy kín tủ lại khi đó hơi lạnh sẽ được bảo quản trong tủ triệt để mà không bị rò rỉ ra bên ngoài, vì thế phải kiểm tra thật kỹ để tránh hao tổn điện năng nhà bạn. Bên cạnh đó, miếng đệm không hiệu quả sẽ ảnh hưởng làm tủ nhanh đóng tuyết nghiêm trọn hơn. Bạn có thể tha dầu vào miếng đệm cao su của tủ lạnh và ngăn đông để giúp miếng đệm không bị khô và giữ được sức hút mạnh khi đóng cửa tủ giúp tủ luôn kín và không bị thất thoát hơi lạnh ra bên ngoài.
Lưu ý khi ra đông tủ lạnh
- Luôn ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh hay xả đông tủ lạnh
- Có thể bật quạt hướng vào tủ để giúp không khí lưu thông bên trong và ngoài tủ diễn ra nhanh hơn
- Nên sử dụng baking soda để khử mùi hôi của tủ
- Bạn có thể sử dụng dầu thực vật thoa đều toàn bộ bề mặt bên trong tủ để hạn chế quá trình đông tuyết của tủ.
Với những thông tin được cung cấp ở trên hi vọng sẽ giúp bạn xử lý gọn gàng tình trạng đóng tuyết trong tủ lạnh. Nếu bạn có cách làm nào nhanh hơn có thể để lại bình luận phía dưới để mọi người cùng tham khảo nhé.