Nhiệt kế thủy ngân là một trong những thiết bị y tế thường xuyên được sử dụng trong gia đình. Do cấu tạo có thủy ngân vì thế nếu vô tình đánh rơi vỡ khiến thủy ngân bên trong chảy ra ngoài. Nhiều người không biết rằng vỡ nhiệt kế thủy ngân có nguy hiểm hay không. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn và giúp bạn có cách xử lý an toàn.
Mục lục
Thủy ngân trong nhiệt kế có độc không? Nguy hiểm không?
Thủy ngân là kim loại ở dạng lỏng, có màu trắng bạc, chúng không mùi và bay hơi chậm ở nhiệt độ phòng ~25 độ C. Một cây nhiệt kế thủy ngân chứa hàm lượng khoảng 0.61 grams (theo EPA). Thủy ngân ở dạng khí bay hơi có hại rất lớn đối với cơ thể người
Thông thường, thủy ngân có trong nhiệt kế là loại thủy ngân nguyên chất nên rất độc hại. Tuy nhiên, nếu vô tình nuốt phải thủy ngân thì bạn cũng đừng nên lo lắng bởi thủy ngân nguyên chất hấp thụ rất kém thông qua da cũng như đường tiêu hóa và có thể được đào thải ra ngoài cơ thể
Theo nghiên cứu cho rằng, ngưỡng thủy ngân có thể gây độc cho cơ thể tầm khoảng >4-5 micromol/lít hoặc > 1,6 microgram/kg/ngày. Nhiễm độc thủy ngân chỉ nguy hiểm khi người nuốt mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa như thủng ruột, lúc này thủy ngân sẽ được hấp thu với lượng lớn vào máu gây ra ngộ độc cấp tính
Tuy nhiên, không nguy hiểm khi vô tình nuốt phải thủy ngẩn nhưng sẽ rất độc khi bạn hít trực tiếp chúng đặc biệt là trẻ em. Vì thủy ngân có thể phát tán ra không khí nên việc vỡ nhiệt kế thủy ngân rất nguy hiểm nếu chúng ta không xử lý kịp thời
Lúc này, trẻ có thể hít vào, thủy ngân sẽ theo đường màng phế nang vào máu gây ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng khác như gan, thận, lá lách, hệ thần kinh trung ương gây viêm phổi nặng, mất trí nhớ, co giật, viêm ruột,…Trong trường hợp tiếp xúc với lượng thủy ngân lớn có thể gây ngộ độc cấp tính, suy hô hấp và thậm chí là tử vong.
Cách xử lý nhiệt kế thủy ngân khi bị vỡ
Khi tiến hành xử lý thủy ngân bị vỡ, bạn cần chuẩn bị một số vật dụng sau:
- Khẩu trang
- Găng tay cao su
- Túi đựng rác
- Tăm bông, giấy, lọ thủy tinh
Khi bạn vô tình làm vỡ nhiệt kế khiến thủy ngân bên trong chảy ra, lúc này thủy ngân sẽ ở dạng hình tròn. Để tránh bị ngộ độc thủy ngân, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ và người thân ra khu vực an toàn
Bước 2: Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên thay quần áo cũ hoặc quần áo bảo vệ, đeo găng tay cao su và khẩu trang y tế để bắt đầu thu dọn thủy ngân
Bước 3: Dùng tăm bông hoặc giấy mỏng thu gom thủy ngân, cho vào lọ thủy tinh và bịt kín
Bước 4: Cho lọ thủy tinh vào túi nhỏ, buộc chặt và bỏ vào sọt rác.
Khi dọn dẹp thủy ngân, bạn cần lưu ý các vấn đề
Dùng que bông ướt hoặc giấy mỏng thu gom thủy ngân lại một cách nhẹ nhàng để tránh chúng phân li thành những hạt nhỏ hơn, sau đó cho vào lọ thủy tinh bịt kín
Nếu có thể, hãy rắc một ít bột lưu huỳnh để tạo thành hợp chất khó bốc hơi hơn, giúp bạn an toàn hơn khi dọn dẹp. Nếu không có lưu huỳnh có thể thay bằng lòng đỏ trứng gà để mang lại hiệu quả tương tự
Thu dọn xong phải mở hết cửa trong nhà để thông thoáng trong vài giờ, sau đó mới vào nhà sinh hoạt như bình thường
Sau khi thu hồi thủy ngân, bạn dùng lọ thủy tinh để chứa và đậy kín lọ bằng nhiều lớp nilon, dán băng dính và ghi chú rõ ràng để khi người thu gom rác có thể phân biệt được. Tuyệt đối không được đổ thủy ngân đã thu dọn xuống cống rãnh vì như thế có thể làm ô nhiễm nguồn nước.
Nếu quần áo của bạn dính thủy ngân, cần giặt thật kỹ, nếu không có thể bỏ chúng đi luôn
Nên lưu ý đưa trẻ đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân hoặc nuốt phải thủy ngân.
Trên đây là thông tin sẽ giúp bạn an tâm hơn trong việc xử lý nhiệt kế thuỷ ngân vỡ. Mọi thắc mắc hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!