Thời tiết vào mùa mưa nhiều khiến cho độ ẩm trong không khí tăng cao vì thế mà quần áo khi giặt phơi khô bạn sẽ luôn cảm thấy vẫn còn ẩm. Vậy độ ẩm trong không khí là gì? Cách giảm độ ẩm trong phòng hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Độ ẩm trong không khí là gì? Tại sao có độ ẩm trong không khí?
Độ ẩm trong không khí là gì?
Độ ẩm không khí hay còn gọi là độ ẩm hay độ ẩm của không khí, nó là hơi nước ở dạng khí, tồn tại trong không gian mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Để không khí duy trì ở mức cân bằng thì trong khí quyển có chứa tới 80% là hơi nước
Độ ẩm cao hay thấp còn phụ thuộc vào lượng mưa hay sương mù ở mỗi nơi. Đơn vị để sử dụng đo độ ẩm trong không khí là gam trên mét khối (g/m³), dụng cụ đo là ẩm kế.
Tại sao không khí có độ ẩm?
Vì trong không khí có chứa đến 78% Nitơ, 21% Oxi và 1% là hơi nước – một lượng hơi nước nhất định sẽ làm cho không khí có độ ẩm. Khi không khí bão hòa, hơi nước bốc hơi lên cao, gặp lạnh và ngưng tụ sẽ tạo thành sương, mây và mưa
Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến lượng hơi nước trong không khí. Nếu không khí có nhiệt độ càng cao thì độ ẩm của không khí sẽ càng cao và ngược lại.
Độ ẩm không khí bao nhiêu là tốt? Tác động của độ ẩm đối với đời sống con người
Độ ẩm trong không khí bao nhiêu là tốt?
Độ ẩm không khí nên nằm trong khoảng 40-70% là mức độ bình thường trong môi trường sống của con người. Nếu ở trẻ sơ sinh thì độ ẩm trong không khí nên ở mức 40-60% để đảm bảo an toàn cho trẻ
Môi trường có độ ẩm từ 40-70& thích hợp cho sức khỏe, giúp ngăn chặn vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Ở hầu hết các bệnh viện nước ngoài, độ ẩm của không khí sẽ luôn được duy trì ở mức 55%
Bạn không nên để độ ẩm trong không khí tăng quá cao vượt lên mức 70%, vì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp như ho khan, viêm phế quản, cảm cúm,…
Tác động của độ ẩm đối với đời sống con người
Độ ẩm trong không khí có tác động lớn tới sức khỏe và cuộc sống của con người. Chính vì thế, bạn không nên để bầu không khí trong nhà có độ ẩm quá thấp hay quá cao. Vào mùa đông lạnh, độ ẩm ở mức khá cao dễ gây các bệnh về đường hô hấp, còn vào mùa hè, khi độ ẩm trong không khí ở mức thấp thì rất dễ khiến da bạn khô ráp, nứt nẻ, khó chịu
Ngoài ra, độ ẩm không thích hợp gây nhiều tác động tiêu cực đến đời sống của con người như:
- Thời tiết ẩm ướt làm quần áo lâu khô, dễ gây ẩm mốc, mùi hôi khó chịu
- Sàn nhà dễ bị đọng nước gây bất tiện khi di chuyển nhất là với gia đình có người cao tuổi và trẻ nhỏ
- Ẩm mốc tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ như vi rút, nấm mốc, bọ bụi gây nguy hại đến sức khỏe con người
- Độ ẩm cao khiến da khó thông thoáng, còn độ ẩm thấp làm mồ hôi ra nhanh, gây khó chịu.
Cách làm giảm độ ẩm trong phòng hiệu quả
Ẩm mốc kéo dài là điều kiện thích hợp để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Lâu ngày còn gây ra mùi vô cùng khó chịu trong căn nhà của bạn. Chính vì thế, bạn cần giảm độ ẩm trong phòng bằng các mẹo vặt, nguyên liệu đơn giản như sau:
- Dùng than củi: Sau khi củi đã được đốt trong lò với nhiệt độ khoảng 900-1000 độ C thì sẽ hình thành than với các hệ thống mao mạch rỗng giúp hút ẩm một cách hiệu quả. Bạn chỉ cần đặt một ít than củi vào chậu vào đặt vào phòng hay những nơi ẩm thấp như nhà tắm, nhà bếp,….
- Sử dụng vôi sống: Nếu thời tiết ẩm ướt kéo dài, bạn có thể đặt thùng vôi sống ở nơi bị ẩm mốc và đóng chặt cửa để vôi phát huy công dụng. Vôi sống có tác dụng nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hiệu quả
- Dùng chất hút ẩm: Bạn có thể sử dụng than hoạt tính, baking soda,… là những chất được cho là có khả năng hút ẩm tốt. Đồng thời, các chất đó còn khử được mùi hôi rất hiệu quả.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có hiểu thêm về độ ẩm không khí là gì và cách giảm độ ẩm trong phòng hiệu quả. Mọi thắc mắc bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!