Mục lục
Nghi thức lễ cúng nhập trạch khi chuyển nhà mới
Chuyển nhà, mua nhà, xây nhà hay sửa nhà đều là những việc đại sự của đời người. Nó đánh dấu cột mốc mới trong sự phát triển gia đình, nền tảng để “an cư lạc nghiệp”. Công ty vận chuyển kiến vàng chuyển nhà sẽ chia sẻ về các nghi thức của lễ cúng nhập trạch, bài văn cúng nhập trạch, ngày tốt nhập trạch, mâm cúng nhập trạch một cách đầy đủ và chuẩn tâm linh.
Nghi lễ cúng nhập trạch là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền và tâm linh người Việt với mong cầu cuộc sống mới no đủ, bình an và hạnh phúc.
1/ Ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch
Theo văn hóa tâm linh Việt, nghi lễ nhập trạch là 1 nghi lễ cổ truyền của ông cha khi gia đình chuyển tới nhà mới. Nghi lễ này cũng áp dụng cho nhà mới xây hoặc mới mua. Đồng thời, đây là một trong ba thủ tục khi làm nhà mà người Việt bắt buộc phải thực hiện:
– Lễ Cúng Động Thổ ( đây là lễ xin phép Thổ Công ở đất xây nhà để bắt đầu quá trình xây dựng, Khấn Cúng động thổ)
– Lễ Cúng Cất nóc (lễ trước khi đổ mái nhà – được hiểu là báo cáo với Thổ Công và Trời Đất rằng công việc xây dựng nhà đã hoàn tất, Khấn cúng cất nóc)
– Lễ Cúng Nhập Trạch (lễ dọn về nhà mới, khấn cúng nhà mới). Theo quan niệm dân gian nghi lễ nhập trạch tương đương như đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa của ngôi nhà.
Lưu ý: Lễ nhập trạch không áp dụng cho việc thuê nhà ngắn hạn
2/ Các bước nhập trạch
Bước 1: Chọn ngày lành tháng tốt để chuyển tới nhà mới.
Bước 2: Khi bước vào nhà mới, gia chủ nên mang các vật dụng mang tính tượng trưng vào nhà trước như một cái chiếu hoặc tấm đệm, sau đó đến bếp lửa.
Bước 3: Bài vị cúng Gia Thần, Tổ tiên phải do gia chủ tự tay mang đến, bước qua bếp lửa. Còn những thành viên khác trong gia đình đi theo cầm tiền bạc, của cải mang đến nhà mới
Bước 4: Gia chủ bàn biện lễ vật chu đáo để lên bàn, mâm cúng và kê theo hướng đẹp với gia chủ.
Bước 5: Tự tay gia chủ thắp nhang vào lư để xin nhập trạch
Bước 6: Khấn “Văn lễ thân linh khi nhập trạch” sau đó khấn tiếp “Văn lễ gia tiên khi nhập trạch”
Bước 7: Đun nước, pha trà dân Thần linh và Gia tiên
Bước 8: Lấy bát nước ngũ vị cùng Gạo Vàng Thần Tài lấy bông hoa nhúng vào bát vảy nước vào các góc nhà sau đó rắc gạo vàng thần Tài nơi đó.
Bước 9: Lễ tạ và hóa vàng
Bước 9: Sau khi thực hiện các bước trên mới tiến hành dọn dẹp nhà cửa
3/ Mâm cúng nhập trạch
Mâm cúng nhập trạch sẽ cần chuẩn bị 3 thứ, hoa quả, hương hoa và cơm cúng.
Hoa quả
Trái cây cúng nhập trạch nên dùng 5 loại quả trở lên như chuối, xoài, mãn cầu, dứa, dừa, dưa hấu,… Chọn những trái to, màu sắc tươi sáng, quả nguyên vẹn. Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp trên mâm cúng.
Hương hoa
Các loại hoa hay được dùng trong lễ cúng nhập trạch gồm hoa cúc, hoa ly, hoa hồng,… Sử dụng nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp kèm 3 miếng cau têm sắn. Giây vàng mã, 1 đĩa gạo muối và 3 hũ đựng muối, gạo nước trộn chung với nhau
Cơm cúng
Tùy gia chủ, mâm cơm cúng có thể là mâm mặn hoặc chay. Nếu gia chủ là phật tử thì chọn mâm chay để Thần Phật chứng giám lòng thành.
+ Mâm cơm mặn: Một bộ tam sanh (Có 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc nguyên con, 3 chum trà, 3 chum rượu, 3 điếu thuốc.
+ Mâm cơm chay: Nên có từ 4 món trở lên, tùy vào khẩu vị các thành viên trong gia đình, không mang tính bắt buộc. Một số món gợi ý: nem chay, bì cuốn chay, rau củ xào chay, canh nấm chay, xôi, chè…
Tùy vùng miền, điều kiện gia chủ thì sẽ có cách lựa chọn đồ cúng phù hợp. Trên đây là cách chuẩn bị mâm cúng phổ biến, được áp dụng cho nhiều lễ cúng nhập trạch hiện nay.
4/ Bài văn khấn nhập trạch.
Bài 1: Văn khấn Thần Linh Thổ Địa:
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: …… ( Họ và tên đầy đủ của chủ gia đình hoặc họ tên đầy đủ của cách thành viên tham gia hành lễ)
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Các vị Thần linh, Thông minh chính trực Giữ ngôi tam thai Nắm quyền tạo hoá Thể đức hiếu sinh Phù hộ dân lành Bảo vệ sinh linh Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con chuyển về tân gia, chọn được ngày lành chuyển đến cư ngụ nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. ( địa chỉ nhà chi tiết) và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.
Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành. Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Bài 2: Văn khấn Gia Tiên ( tổ tiên):
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………
Hôm nay là ngày……… tháng……. năm……….
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã chuyển đến ngôi nhà mới.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng nội ngoại họ ……………….. thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, tài lộc, gia đao đạo hưng thinh, bình an mạnh khoẻ. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Nội dung của hai bài văn khấn được trích tại cuốn: Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn Hòa Hà Nội 2001.
Xem thêm : Địa chỉ chuyển nhà trọn gói hà nội uy tín