Nhà vệ sinh là nơi ẩm thấp, ít nắng mặt trời chiếu vào, chính vì vậy, vi khuẩn dễ tích tụ và gây ra mùi khó chịu nếu không được vệ sinh thường thường xuyên. Mùi hôi bốc lên từ bồn cầu không chỉ gây ra sự khó chịu trong quá trình sử dụng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Dưới đây là một số mẹo vệ sinh tại nhà đơn giản, hiệu quả để mùi hôi bồn cầu không còn là nỗi ám ảnh của gia đình bạn.
Mục lục
Cách khử mùi hôi bồn cầu hiệu quả
Nguyên nhân gây ra mùi hôi bồn cầu
Trước khi tiến hành khử mùi hôi bồn cầu, bạn cần nắm rõ được nguyên nhân gây ra từ đâu, từ đó lựa chọn được phương pháp xử lý triệt để.
- Hầm cầu bị đầy: Khi chất thải không thoát được xuống hầm cầu, nó sẽ trào ngược trở lại và trở thành nguyên nhân gây mùi hôi thối lan khắp nhà vệ sinh. Chính vì vậy, bạn cần chú ý kiểm tra lịch thông tắc hầm cầu định kỳ và nên gọi thợ đến vệ sinh trước khi hầm cầu bị đầy.
- Nấm mốc: Bồn cầu hay nhà vệ sinh là những nơi ẩm ướt, dễ đọng nước, không có sự lưu thông không khí. Chính những yếu tố này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, phát triển và gây ra mùi hôi ẩm mốc.
- Nghẹt bồn cầu: Trong quá trình sử dụng, bạn hoặc người thân có thể vô ý xả những loại rác thải khó phân hủy vào trong bồn cầu, gây tắc nghẽn đường cống. Chất thải không thể thoát được gây mùi hôi khó chịu, rồi từ từ mùi hôi lan khắp phòng.
Mẹo khử mùi hôi bồn cầu nhanh và hiệu quả
Dùng Baking soda
Baking soda được biết đến là một nguyên liệu có khả năng khử mùi, tẩy rửa rất tốt, thường được sử dụng để vệ sinh các vật dụng trong gia đình. Bạn cũng có thể sử dụng baking soda để vệ sinh và khử mùi hôi bồn cầu.
Bạn chỉ cần hòa tan 3 thìa bột Baking soda với nước, đổ vào chậu cho bột tan ra, sau đó đổ trực tiếp vào bồn cầu. Đồng thời, sử dụng các dụng cụ vệ sinh để cọ sạch, vệ sinh bồn cầu. Chỉ với cách đơn giản trên, bạn có thể khiến mùi hôi từ bồn cầu biến mất nhanh chóng.
Dùng nước chanh
Nếu không có baking soda, bạn có thể sử dụng chanh để thay thế. Bạn vắt trực tiếp nước cốt chanh vào bốn cầu. Sau đó, đóng nắp bồn cầu lại, đóng cửa nhà vệ sinh, đợi trong 1 tiếng, sau đó mới xả nước đi. Mùi thơm của chanh có khả năng có khử triệt để các mùi hôi, kể cả những mùi hôi “nặng đô” nhất.
Dùng giấm
Tương tự với chanh, giấm cũng là một chất có khả năng tẩy rửa và khử mùi rất tốt. Bạn không cần pha với nước, chỉ cần đổ trực tiếp giấm lên thành cầu, bồn cầu . Khi sử dụng giấm, bạn nên lưu ý rửa sạch bồn cầu, các dụng cụ vệ sinh lại một lần nữa để giấm tan đi. Sau khi vệ sinh, bạn nên mở cửa nhà vệ sinh cho mùi giấm bay bớt và giữ cho nhà vệ sinh cũng như bồn cầu khô thoáng.
Dùng diêm
Đây chắc hẳn là cách làm xa lạ với đa số mọi người. Bạn chỉ cần đốt một que diêm rồi thả trực tiếp xuống lòng bồn cầu. Khí lưu huỳnh tỏa ra từ que diêm chắc chắn sẽ làm bạn ngạc nhiên với khả năng khử mùi của nó.
Dùng dầu gió
Tiếp tục là một sự phương pháp thân thiện với môi trường, nói không với chất hóa học. Cách thực hiện vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần mở nắp lọ dầu gió, để trong nhà vệ sinh và đóng cửa. Mùi của dầu gió lan khắp phòng, sẽ khử sạch mùi hôi thối và luôn giữ cho nhà vệ sinh một mùi hương dễ chịu.
Vệ sinh bồn cầu hàng ngày
Để hạn chế nấm mốc phát triển gây mùi hôi thối cũng như phát hiện mùi hôi và xử lý kịp thời, bạn nên vệ sinh bồn cầu và nhà vệ sinh thường xuyên. Đồng thời, đặt lịch thông tắc bồn cầu định kỳ. Vệ sinh nhà vệ sinh, bồn cầu thường xuyên không chỉ giúp loại bỏ những vết bẩn, mảng bám,giữ nhà vệ sinh sạch sẽ mà còn giúp bảo vệ gia đình bạn khỏi những bệnh nguy hiểm từ việc vệ sinh hàng ngày.
Mở cửa phòng vệ sinh
Nhà vệ sinh thường được thiết kế trong góc khuất với diện tích nhỏ, chính vì vậy, không khí rất khó lưu thông. Bạn nên mở toang các cánh cửa lớn, cửa nhỏ ,cửa không khí để tạo sự thông thoáng. Đồng thời, gió từ bên ngoài lùa vào giúp nhà vệ sinh luôn khô thoáng, sạch sẽ. Mùi hôi cũng có thể theo gió thoát ra bên ngoài.
Trên đây là một số mẹo khử mùi hôi bồn cầu hiệu quả với những nguyên liệu dễ tìm trong căn bếp nhà. Hy vọng sẽ có giúp cho bạn và gia đình có một căn nhà luôn sạch sẽ, thơm tho.