Khoai tây được sử dụng rất nhiều trong nấu nướng và là loại củ có thể chế biến rất nhiều món ăn khác nhau vì thế khoai tây rất được người dân ưa chuộng. Khoai tây mọc mầm có ăn được không là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc khi sử dụng món ăn này. Hãy cùng theo chân Kiến Vàng để tìm hiểu rõ vấn đề này và hướng dẫn luôn cho bạn cách bảo quản khoai tây để tránh bị mọc mầm nhé!
Mục lục
Khoai tây mọc mần có ăn được không?
Khi khoai tây mọc mầm các chất tinh bột có trong củ khoai tây sẽ chuyển hóa thành các loại đường, đường này sẽ biến đổi thành alcaloit bao gồm các chất như solanine và chaconine-alpha, 2 chất này có thể gây ngộ độc và không có lợi cho cơ thể con người
Các alcaloit thường tập trung ở thân, lá, mầm của củ khoai cũng như ở những khu vực vỏ có màu xanh lá trên củ. Khi bạn ăn vỏ xanh hoặc mầm khoai thì sẽ dẫn đến ngộ độc khoai tây. Nếu ăn với lượng ít thì có thể gây ra những vấn đề nhẹ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa hay tiêu chảy. Nếu nặng hơn thì các triệu chứng sẽ diễn biến phức tạp và trầm trọng hơn. Bạn có thể gặp vấn đề về thần kinh cùng với tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, sốt theo cơn, co giật, đau đầu, đau bụng, ảo giác, hạ thân nhiệt và rất nhiều triệu chứng khác nữa
Thời gian hồi phục sau khi ngộ độc khoai tây phụ thuộc vào lượng alcaloit mà bạn ăn phải cũng như mức độ điều trị và hỗ trợ từ đội ngũ y tế. Các triệu chứng của ngộ độc khoai tây có thể kéo dài từ 1-3 ngày gây tổn hại rất lớn tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, rất nhiều người phải nhập viện khi triệu chứng của ngộ độc không thể kiểm soát. Vì vậy tốt nhất khi phát hiện khoai tây mọc mần bạn tuyệt đối không nên ăn nhé, có thể trồng chúng lên thành chậu cây trang trí cũng rất đẹp đấy.
Cách phòng tránh ngộ độc khoai tây mọc mầm
Cách phòng tránh ngộ độc khoai tây hữu hiệu nhất là bảo quản chúng đúng cách, hạn chế tối đa việc mọc mầm của khoai. Nếu chẳng may bạn để khoai mọc lên mầm nếu mầm mới nhú thì bạn có thể gọt sạch phần vỏ và mầm đi, nếu khoai đã lên chồi lớn thì tốt hơn hết đừng ăn chúng
Cách nấu khoai tây cũng quyết định đến nồng độ solanine và chaconine-alpha có trong củ khoai. Bạn có thể chiên, xào, nấu ở nhiệt độ cao > 170 độ C để phân hủy hết các chất độc hại có trong khoai tây mọc mầm nhé.
Cách bảo quản khoai tây hiệu quả
Việc bảo quản khoai đúng cách giúp hạn chế tối đa việc mọc mầm của khoai tây, vì thế sau khi thu hoạch khoai bạn nên dành vài phút để sàng lọc những củ khoai mà mình thu hoạch được. Hãy chia khoai thành 2 loại, những củ tròn đều, không bị dập nát hay hư hỏng để riêng sang một bên để sử dụng lâu dài, những củ bị rách vỏ, dập hay có bất cứ dấu hiệu hư hỏng nào thì để sang bên khác để đánh dấu sử dụng sớm hơn bởi chúng sẽ nhanh chóng hỏng hoặc lên mầm hơn những củ thông thường. Nếu để nguyên trộn lẫn chúng với nhau thì những củ bị dập hay rách vỏ này sẽ làm nhanh hỏng các củ khoai bình thường khác
Nên bảo quản khoai tây ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tối ví dụ như dưới gầm bếp hay nhà kho, tránh xa ánh sáng và độ ẩm vì đây là những yếu tố có thể làm khoai tây mọc mầm hoặc hư thối nhanh chóng. Nếu bạn không có những túi lưới để đựng khoai tây thì có thể dùng một cái hộp có lỗ thông hơi và đặt tờ báo giữa các lớp để đựng khoai, điều này vừa giúp hộp đựng thông thoáng, vừa hút ẩm tốt không cho khoai mọc mầm
Trong thời gian bảo quản, nên kiểm tra khoai mỗi tuần để nhanh chóng phát hiện các đốm hư nhằm xử lý nhanh chóng, tránh không để lây lan sang các củ khoai khác gây hư hỏng hết số khoai còn lại.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các mẹ nội trợ trong việc lựa chọn cũng như bảo quản khoai tây đúng cách, hạn chế tối đa trường hợp xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của những người thân trong gia đình.