Nhập trạch là nghi thức nhỏ nhưng rất quan trọng. Tuy nhiên nhiều gia đình vẫn chưa hiểu rõ nhập trạch là gì? Mâm lễ cúng nhập trạch cần chuẩn bị như thế nào? Thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Lễ nhập trạch là gì?
Nhập trạch là nghi lễ truyền thống được duy trì từ xưa đến nay. Lễ nhập trạch chính là lễ chuyển về nơi ở mới. Hay hiểu một cách đơn giản là đăng ký hộ khẩu với thổ địa, thần linh, thông báo rằng ngôi nhà đã có chính chủ.
Theo quan niệm từ xưa “ Đất có thổ công, sông có hà bá” nên khi di chuyển đến một địa điểm mới để sinh sống cần phải làm thủ tục để xin phép thổ công, thần linh đồng ý, phù hộ, bảo vệ cho gia chủ mọi chuyện được thuận lợi, hành thông.
Lễ cúng nhập trạch chuyển nhà mới cần chuẩn bị những gì?
Xem ngày đẹp để nhập trạch
“Đầu xuôi đuôi lọt”, để có sự khởi đầu may mắn hầu như gia đình nào cũng phải xem ngày nào đẹp mới làm lễ nhập trạch. Nên tham khảo ý kiến của các thầy bói để biết ngày nào, giờ nào đẹp, hợp với gia chủ để chuyển nhà. Nên dọn đồ vào buổi sáng, tránh buổi tối.
Mâm lễ cúng nhập trạch
Mâm lễ cúng nhập trạch ở vùng miền nào cũng phải đủ ba thành phần: Mâm cúng, ngũ quả, hương hoa và vàng mã. Có thể bày riêng ra từng đĩa hoặc sắp xếp chung ở một chiếc mâm lớn. Mâm lễ chuẩn bị chứa đựng lòng thành của gia chủ với thổ công, thần linh và tổ tiên.
Hoa quả: Hãy chuẩn bị một mâm có ít nhất 5 loại quả. Chú ý nên chọn quả tươi, không héo úa. Không cần dùng dao gọt hoa quả sẵn. Bày lên đĩa thật gọn gàng, đẹp mắt.
Hương hoa và vàng mã: Cắm một lọ hoa thật đẹp, hoa lựa chọn hoa gì cũng được nhưng phải tươi. Vàng mã có thể nhờ các thầy tư vấn để chuẩn bị số lượng cho đủ.
Mâm cúng nhập trạch: Mâm cúng có thể làm mâm chay hoặc mâm cúng mặn. Nếu làm mâm mặn phải có gà luộc nguyên con, dao thái thịt heo luộc, xôi và một số món xào. Không thể thiếu rượu, thuốc và cả trà nữa nhé.
Chuẩn bị bài văn khấn và một số dụng cụ khác cho lễ nhập trạch
Khi chuyển về nơi ở mới thường có một bài văn khấn thần linh và một bài văn khấn gia tiên. Cả gia đình sẽ ngồi khấn trước mâm cúng. Lưu ý phải khấn thần linh trước khi khấn gia tiên.
Ngoài ra khi làm lễ nhập trạch cần chuẩn bị cả bếp than, chiếu. Những người đến nhà mới chơi hôm đó nên cầm theo các đồ vật để lấy may cho gia chủ như: Tiền, gạo, muối…
Các bước làm lễ cúng nhập trạch về nhà mới
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần trong ngày nhập trạch hãy thực hiện tuần tự theo các bước dưới đây:
- Đốt bếp than đặt ngay cửa. Lý do đốt lò than là để may mắn và thông báo với thổ địa là ngôi nhà đã có chủ nhân. Bếp lửa tượng trưng cho sự đầm ấm, sum vầy.
- Chủ nhà sẽ bước qua lò than vào nhà, các thành viên khác khi muốn vào nhà cũng phải bước qua lò than và cầm theo dao bếp các món quà tặng gia chủ lấy hên.
- Lau dọn lại bàn thờ gia tiên, bày biện mâm lễ cúng nhập trạch đã chuẩn bị trước đó lên bàn thờ.
- Người chủ gia đình, tốt nhất là người chồng hoặc vợ đọc lần lượt các bài văn khấn, những thành viên khác ngồi sau khấn cùng.
- Gia chủ đun nước pha trà, dâng trà lên cúng tổ tiên và mời các quan khách đến nhà.
- Hóa vàng mã
Để lễ cúng nhập trạch diễn ra nhanh gọn và thuận lợi, gia chủ nên có sự chuẩn bị trước tất cả mọi thứ. Một sự khởi đầu thuận lợi sẽ giúp gia an cư lạc nghiệp, mọi chuyện thuận buồm xuôi gió.