Hiện nay, trong việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, container đóng vai trò không thể thiếu và rất quan trọng được sử dụng phổ biến trong việc đóng hàng. Bạn có thể thấy container ở khắp mọi nơi và chủ yếu ở các khu cảng biển, khu công nghiệp, khu chế xuất, những nơi vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn. Mỗi container tùy vào mục đích sử dụng sẽ có những kích thước, màu sắc, công dụng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về container nhằm giúp bạn có kiến thức đầy đủ về loại phương tiện vận chuyển này.
Mục lục
Ưu điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng container
- Với khung xe chuyên dụng, các loại xe container thường có khối lượng lớn trên 20 tấn vì thế có thể vận chuyển được cùng một lúc nhiều mặt hàng với số lượng lớn
- Thuận tiện trong việc chở được khối lượng hàng hóa lớn bằng đường bộ giúp tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí vận chuyển
- Có thể chở bất cứ mặt hàng nào, không bị hạn chế về diện tích hoặc chất lỏng nên việc sử dụng container để chuyên chở hàng hóa là rất thuận tiện
- Thùng xe được làm bằng kim loại chắc chắn với các thiết kế khác nhau phù hợp với nhiều loại hàng hóa khác nhau nhờ đó có thể bảo quản hàng hóa một cách tối ưu, tránh khỏi các tác động xấu từ môi trường như mưa, gió, bụi bẩn, …
Các loại xe container phổ biến hiện nay
Container thực tế được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào các tiêu chuẩn khác nhau như công dụng, kích thước, vật liệu đóng container. Tuy nhiên, hiện nay khi nhắc tới container người ta sẽ phân loại theo một số loại phổ biến như sau:
- DC (Dry container): là container khô hay còn gọi là container thường
- HC (High cube): là container cao
- RE (Reefer): là container lạnh
- HR (Hi-cube reefer): là container lạnh, cao
- OT (Open top): là container có thể mở nóc
- FR (Flat rack): là container có thể mở nắp, mở cạnh
DC (Dry container): Container khô (Container thường)
Container khô là loại container phổ biến nhất, chuyên chở các mặt hàng thông thường có thể đóng thùng, hộp giấy ví dụ như gạo, xi măng, …
HC (High cube):Container cao
Container cao có sức chưa hàng khủng khiếp, ngoài việc chuyên dùng để đóng các mặt hàng với kích thước lớn thì người ta có thể sử dụng hoặc tái chết vỏ container cao thành các căn phòng, nhà ở hay thậm chí thành các căn nhà với thiết kế độc và lạ, …
RE (Reefer): Container lạnh
Container lạnh dùng để vận chuyển những hàng hóa có yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm phù hợp nhằm bảo quản hàng hóa đó, nó như một kho đông lạnh riêng có thể di chuyển vì thế mà chi phí vận chuyển hay chi phí lưu kho bãi cho loại xe này thường rất tốn kém. Container lạnh thường có 2 loại đó là container lạnh nhôm và container lạnh sẳt
HR (Hi-cube reefer): Container lạnh, cao
Container lạnh, cao là tổng hợp của container lạnh và container cao, vì loại xe này có sức chứa lớn và chuyên chở các loại hàng hóa yêu cầu bảo quản lạnh
OT (Open top): Container mở nóc
Loại container này được thiết kế chuyên dụng cho việc đóng hàng và lấy hàng qua nóc container. Sau khi hàng hóa được sắp xếp vào trong khung chứa thì container sẽ được phủ bạt và chằng kín để tránh các tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa. Loại container này chủ yếu chuyên chở các sản phẩm máy móc, thiết bị, …
FR (Flat rack): Container có thể mở nắp, mở cạnh
Loại container này được thiết kế không có mái che kèm vách bao bọc xung quanh mà chỉ bao gồm sàn mặt bằng vững chắc, vì thế nó phù hợp để chở các hàng hóa nặng như máy móc, thiết bị,…
Kích thước Container
Container có nhiều loại khác nhau tùy vào nhu cầu vận chuyển hàng hóa riêng biệt vì thế người ta cũng phân ra nhiều kích thước container nhằm đảm đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khác nhau. Hiện nay, kích thước container chủ yếu có 3 loại là container 20’ (feet), 40’, 45’:
- Container 20 feet: Dài 6,060m; Rộng 2,440m; Cao 2,590m
- Container 40 feet: Dài 12,190m; Rộng 2,440m; Cao 2,590m
- Container 45 feet: Dài 13,716m; Rộng 2,500m; Cao 2,896m
Tuy nhiên đây chỉ là kích thước bên ngoài, trước khi đóng hàng vào container chúng ta nên tham khảo chi tiết tất cả thông số kỹ thuật gồm: kích thước bên ngoài (phủ bì), kích thước bên trong (lọt lòng), chiều rộng, cao cửa container, tải trọng chở hàng, … để chọn loại container đóng hàng cho phù hợp
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn cận cảnh hơn và hiểu rõ hơn về các loại xe container. Chúc các bạn có những kiến thức thật tuyệt vời và áp dụng trong cuộc sống của mình.