Trong nền kinh tế hiện nay, vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa, cung cấp dịch vụ vận chuyển, vì thế nó tác động một phần vô cùng to lớn trong sự phát triển và hình thành nên một loại hình vận chuyển riêng biệt, độc tôn góp phần giảm tải gánh nặng đè lên các loại hình vận chuyển khác của nước ta
Mục lục
Đặc điểm của giao thông vận tải đường sắt
Vận tải đường sắt được coi là loại hình vận tải phổ biến ở các nước đang phát triển, bên cạnh những đặc điểm chung như những loại hình vận tải khác thì nó còn có các đặc điểm riêng biệt mà chỉ có ngành vận tải đường sắt mới có:
- Tính liên hoàn, liên tục và thường xuyên trong hoạt động sản xuất của ngành vận tải đường sắt
- Đây là ngành có tính phân tán rộng, hoạt động trải dài từ Bắc tới Nam, trải rộng trên nhiều vùng địa lý và khắp các địa bàn trên toàn vùng lãnh thổ
- Vận tải bằng đường sắt gồm nhiều bộ phận có kết cấu hoạt động khớp với nhau, tương tự như một dây chuyền sản xuất quy mô lớn
- Tình chuyên dụng của phương tiện vận tải và hạ tầng cơ sở vật chất tạo cho vận tải đường sắt trở thành loại hình vận tải độc nhất, không thể thay thế bộ phận nào được mà luôn phải vận hành cùng với nhau – Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc vận hành là hoàn toàn riêng biệt, hệ thống thông tin tín hiệu và cầu đường hầm là chuyên dụng cho ngành đường sắt.
Ưu điểm của giao thông vận tải bằng đường sắt:
- Vận chuyển bằng đường sắt có giá cước thấp so với vận chuyển bằng các loại hình khác. Có thể đáp ứng được nhiều khung khối lượng và nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau mà không cần phải thay đổi phương tiện vận tải
- Gía vận chuyển ngoài việc thấp hơn còn ổn định trong thời gian dài và ít có sự biến động. Do chi phí vận tải đường sắt không phụ thuộc nhiều vào chi phí nhiên liệu nên sẽ không bị ảnh hưởng hoặc bị chi phối quá nhiều vào giá xăng dầu biến động liên tục
- Do tính chất chuyên dụng của vận tải đường sắt, vận chuyển trên trục đường cố định riêng biệt nên sẽ không phải chia sẻ tuyến đường với các phương tiện vận chuyển khác vì thế mà việc vận chuyển không bị ảnh hưởng hoặc tác động của các yếu tố bên ngoài như kẹt xe, đèn đỏ, đường xá hư hỏng, mưa ngập lụt, …
- Với cơ sở vật chất chuyên dụng, chịu được tải trọng lớn nên có thể vận chuyển được các hàng nặng , cồng kềnh trên những tuyến đường xa
- Mỗi con tàu sẽ có hàng chục toa tàu riêng biệt nhằm phục vụ những mục đích khác nhau như toa cho hành khách, toa chở hàng thông thường, toa hàng siêu trọng, toa lạnh bảo quản hàng cần cấp đông, …mỗi loại hàng hóa cũng sẽ được tách riêng vào mỗi toa khác nhau để đảm bảo sự an toàn cũng như chất lượng hàng hóa
- Vận tải bằng tàu hỏa luôn liên tục và được thực hiện vào những thời điểm cố định nên bạn hoàn toàn có thể chủ động được thời gian, đảm bảo hàng hóa được giao đúng hẹn và khả năng mất mát, hao hụt là tối thiểu
- Ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khí hậu
Nhược điểm của giao thông vận tải bằng đường sắt:
Với loại hình vận tải độc nhất, cơ sở hạ tầng và phương tiện vận chuyển luôn phải đi khớp với nhau cũng tạo ra một vài nhược điểm không đáng có
- Hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn nên tuyến đường sẽ là cố định, không thể thay đổi được tuyến đường đi vì vậy không được linh hoạt trong quá trình vận chuyển, Người gửi hay nhận hàng đều phải đến trực tiếp ga tàu để gửi và nhận hàng gây mất thêm công đoạn và thời gian chờ đợi
- Bên cạnh đó, việc hư hỏng đường ray hay gặp tai nạn trên quá trình vận chuyển sẽ mất nhiều thời gian để sửa chữa và vận hành lại tuyến đường, gây gián đoạn trong việc lưu thông hàng hóa.
Mỗi loại hình vận chuyển sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu của mỗi người để lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp sao cho cân bằng với chi phí cũng như thuận tiện cho chính bản thân mình. Trên đây là những phân tích về ưu và nhược điểm của vận tải đường sắt, hi vọng sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích khi lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp.